Khi doanh nghiệp bạn quyết định tham gia vào sân chơi Facebook. Nhưng lại gặp phải một khó khăn vô cùng lớn. Bạn không biết lựa chọn Nhóm hay Trang trên Facebook cho doanh nghiệp bạn. Bạn không chắc chắn về sự khác biệt giữa Nhóm và Trang trên Facebook, và bạn nên tập trung vào cái nào.
Trong bài viết dưới đây TC&C sẽ hướng dẫn bạn thấy được sự khác biệt giữa Nhóm và Trang, và nơi bạn nên tập trung sự chú ý nếu bạn chọn đưa nội dung của mình lên Facebook.
Thông qua cả Trang Facebook và Nhóm Facebook, bạn có thể kết nối nhiều hơn với mọi thứ quan trọng trong cuộc sống của mình — bạn có thể biết nhiều hơn về các nhân vật nổi tiếng, các doanh nghiệp đến các mối quan tâm và sở thích chung.
Để tạo ra những mối quan hệ này trên Facebook, điều quan trọng là phải hiểu khác biệt giữa Fanpage và Group trên Facebook.
Mục Lục
Dưới đây mình sẽ giúp bạn hiểu hơn sự khác biệt giữa Fanpage và Group
Facebook Fanpage là gì?
Facebook Fanpage là một hồ sơ công khai không phân biệt cá nhân hay một tổ chức. Ai cũng có thể tạo riêng một trang trên Facebook cho riêng mình. Facebook Fanpage là nơi cung cấp đầy đủ các thông tin của cá nhân hay của doanh nghiệp bạn như giới thiệu, ảnh, thông tin liên hệ, dịch vụ, liên kết với các trang xã hội khác. Bạn và mọi người trên Facebook có thể kết nối với các Trang này bằng cách trở thành người thích trang hay người theo dõi của trang. Sau khi bạn đã thích hay theo dõi trang, bạn sẽ nhận được thông tin cập nhật của họ trong Bảng tin của bạn và tương tác với họ.
Facebook cung cấp một bộ công cụ phân tích các dự liệu khách hàng khi truy cập vào Fanpage. Trong phần thông tin chi tiết bạn có thể xem tổng quan, người theo dõi, người thích, thời điểm khán giả của bạn hoạt động tích cực nhất, tương tác với bài đăng, bài viết,… Tuy nhiên, bạn không thể xem chi tiết về những cá nhân đang theo dõi Trang của bạn hoặc tương tác với họ bên ngoài bài đăng của bạn.
Tính xác thực là cốt lõi của Facebook. Bạn phải luôn nhớ rằng khi bạn tạo một trang trên Facebook phải là người thật, tên thật, cung cấp các thông tin chính xác, minh bạch. Chỉ những đại diện chính thức của một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc tổ chức của công chúng mới nên tạo Trang Facebook. Các trang có thể được xác minh, nhưng điều đó phụ thuộc vào việc Facebook có coi bạn đủ điều kiện để xác minh hay không . Việc xác minh đảm bảo rằng người dùng biết trang của bạn là hợp pháp và sẽ cải thiện vị trí hiển thị trong các tìm kiếm.
Facebook Group là gì?
Mặc dù, Trang được thiết kế để trở thành hồ sơ chính thức cho các người nổi tiếng, thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Nhóm là một tính năng dựa trên cộng đồng, tập hợp những người có cùng sở thích để thảo luận về các chủ đề và chia sẻ ý kiến của họ. Nhóm cho phép mọi người đến với nhau xung quanh một nguyên nhân, vấn đề hoặc hoạt động chung để tổ chức, bày tỏ mục tiêu, thảo luận vấn đề, đăng ảnh và chia sẻ nội dung liên quan.
Khi bạn tạo một nhóm , bạn có thể quyết định đặt nó ở chế độ công khai cho bất kỳ ai tham gia, yêu cầu sự chấp thuận của quản trị viên để các thành viên tham gia hay giữ kín và chỉ khi được mời. Giống như với Trang, các bài đăng đều được hiển thị trên dòng thời gian và các thành viên có thể tương tác và chia sẻ với nhau từ nhóm.
Các nhóm có phạm vi rộng lớn với nhiều chủ đề khác nhau như các bà mẹ bỉm sửa, Hội Chị Em Thích Làm Đẹp, Hội những người thích xem Bóng Đá,…
Giả sử rằng, bạn yêu thích một người nổi tiếng nào đó và khiến bạn muốn tập hợp xung quanh, nhưng bạn không phải là đại diện chính thức của người nổi tiếng đó. Bạn có thể trở thành người hâm mộ trang Facebook chính thức của người nổi tiếng hoặc mục đích và thể hiện sự ủng hộ của bạn ở đó hoặc tạo nhóm của riêng bạn trên Facebook vì lợi ích chung.
Khi thiết lập Nhóm, bạn có nhiều phương pháp bảo mật khác nhau có sẵn, bạn có thể chọn công khai – bất kỳ ai cũng có thể tham gia hoặc bạn chọn nhóm riêng tư không hiển thị trong tìm kiếm. Ngoài ra còn có các tùy chọn mà mọi người có thể yêu cầu tham gia – một chức năng hữu ích để ngăn chặn những kẻ gửi thư rác. Do đó, hầu hết các Nhóm có xu hướng nhỏ hơn Trang và phát triển chậm hơn.
Quản trị viên của Nhóm hầu như không có quyền truy cập vào bất kỳ công cụ phân tích nào, nhưng có thể xem tên và hồ sơ công khai của những người đã tham gia. Họ cũng có thể mời mọi người tham gia Nhóm và nếu họ cũng là quản trị viên của Trang, họ có thể mời hàng loạt những người hâm mộ đó tham gia Nhóm được liên kết với Trang.
Sự khác biệt giữa Fanpage và Group trong Facebook
Tiêu chí so sánh | Personal Profile (Trang cá nhân) | Fanpage | Group |
Dành cho | Cá nhân | Tổ chức | Nhóm người |
Kết nối | Kết bạn | Thích, theo dõi | Tham gia |
URL truy cập | Có URL truy cập | Có URL truy cập | Không có URL truy cập |
Quản trị | 1 người | Nhiều người | Nhiều người |
Giới hạn thành viên | 5.000 | Không giới hạn | Không giới hạn |
Ads Campaign | Không | Có | Không |
Pixels | Không | Có | Có |
Message | Có | Có | Có |
User Analysis | Không | Có | Không |
Chạy quảng cáo (Ads) | Không | Có | Không |
Bạn nên chọn cái nào là tốt nhất?
Khác biệt giữa Fanpage và Group thì không qua nhiều nhưng bạn nên biết cách lựa chọn kênh nào để phù hợp nhất. Các trang theo định hướng kinh doanh, các nhóm hướng đến sở thích. Khi nói đến tiếp thị, các trang Facebook được sử dụng để quảng bá doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó. Trên các trang, người tạo nội dung rõ ràng và duy nhất đó chính là doanh nghiệp. Người dùng hiện diện trên trang có thể được coi là thụ động, vì họ chỉ tương tác với nội dung nhận được đó là like, chia sẻ và bình luận.
Mặt khác, các nhóm không được sử dụng để quảng bá, (hoặc ít nhất không phải là một nhóm trực tiếp) mà nhiều hơn để thảo luận về các chủ đề nhất định. Do đó, mọi người tham gia vào các nhóm để chia sẻ kiến thức cho mọi người hay học hỏi thêm 1 thứ gì đó mà họ đang tìm kiếm – do đó các nhóm được định hướng theo ngành. Các thành viên trong nhóm có thể đăng bài viết của riêng mình trên nhóm đó hay chia sẻ các trang cùng ngành vào trong nhóm. Mọi người trong nhóm cũng tương tác các nội dung của mọi người đăng như like, bình luận và share.
Không có cái nào tốt hơn cái nào mà nó phụ thuộc vào nguồn lực của doanh nghiệp bạn có đủ khả năng thực hiện cả hai hay không. Nếu doanh nghiệp bạn có thể thì chắc chắn nó xứng đáng cho các mức độ tương tác khác nhau.
Nhưng bên cạnh đó, lựa chọn còn phụ thuộc vào việc bạn đang muốn tìm một lượng khán giả rộng lớn hơn hay tăng cường sự tương tác với những người hâm mộ hiện tại của mình.