YouTube ra mắt ứng dụng mới

YouTube đã thông báo rằng họ sẽ thử nghiệm phiên bản beta đối thủ mới của TikTok ở Ấn Độ.

YouTube Shorts – phần mềm cho phép tạo nội dung video trong 15 giây và nền tảng này sẽ có các công cụ dành cho người sáng tạo tương tự như TikTok do Trung Quốc sở hữu.

YouTube ra mắt ứng dụng mới

Ấn Độ đã cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc vào tháng 6 khi căng thẳng biên giới giữa hai nước diễn ra.

Vào thời điểm đó, Ấn Độ là thị trường nước ngoài lớn nhất của TikTok, với ước tính khoảng 120 triệu người dùng tải xuống ứng dụng.

YouTube cũng sẽ phải cạnh tranh với một số đối thủ nội địa ở Ấn Độ, những người đã lao vào tạo ra những ứng dụng tương tự sau lệnh cấm của TikTok ở Ấn Độ.

Trong một bài đăng trên blog, Phó chủ tịch quản lý sản phẩm của YouTube Chris Jaffe cho biết Shorts là “dành cho những người sáng tạo nội dung và nghệ sĩ muốn quay những video ngắn tạo viral, hấp dẫn mà không sử dụng điện thoại di động của họ”.

Nền tảng mới này có một camera, bạn có thể bẻ video ra làm nhiều đoạn ngắn, sau đó có thể xâu chuỗi nhiều video clip lại với nhau, điều khiển tốc độ, đồng thời có thể hẹn giờ đếm ngược trước khi quay.

Shorts cũng cung cấp cho người dùng tùy chọn ghi âm với âm thanh thực tế, hoặc có thể chọn âm thanh cho video bằng cách ghép nhạc, cũng như quyền truy cập vào thư viện các bài hát.

Ông Jaffe cho biết Shorts sẽ được mở rộng sang các thị trường khác khi sản phẩm trở nên hoàn hảo hơn và các tính năng mới/ấn tượng được bổ sung một cách hoànn chỉnh.

Bản phát hành sản phẩm mới nhất của YouTube được đưa ra khi hãng công nghệ Mỹ Oracle xác nhận rằng chủ sở hữu ByteDance của TikTok đã chính thức đề xuất trở thành một “đối tác công nghệ đáng tin cậy” tại Mỹ.

Mục đích của thỏa thuận là để tránh việc Tổng thống Donald Trump đe dọa đóng cửa ứng dụng này ở Mỹ vì lo ngại an ninh quốc gia.

Ông Trump đã cho rằng dữ liệu của người dùng có thể được truy cập bởi chính phủ Trung Quốc qua ứng dụng TikTok. Ứng dụng này sẽ thu thập thông tin của mọi người trên thế giới, và gửi trực tiếp thông tin đó về cho chính phủ Trung Quốc nếu bên đó yêu cầu.

Chính phủ Ấn Độ cũng nêu mối quan ngại tương tự khi cấm ứng dụng này vào tháng 6/2020.

Lệnh cấm của Ấn Độ được công bố sau các cuộc đụng độ tại Thung lũng Galwan trên biên giới Ấn Độ – Trung Quốc trên dãy Himalaya.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top